0907 030 111 - 0969 115 511 - 0944 499 050
Follow us       
3
Tin mới nhất
nuoi-chim-yen
Chim Yến (Yến hàng) là loài chim có thể dùng để đấu tranh sinh học với nhiều...
yen-sao-khong-phai-van-may
Tổ yến đã và đang trở thành một nhu cầu rất Hot trên thế giới. Nó đã có...
truyen-thuyet-chim-yen
Cũng giống như nghệ thuật gấp giấy Origami nổi tiếng, ẩm thực Nhật Bản luôn khiến ta mê mẩn.Chim...

SOS sự cần thiết phải vệ sinh tiêu độc khử trùng trong nhà Yến

Sự việc H5N1 đang có hồi kết tương đối tốt, H5N1 đã được khoanh vùng, cho đến thời điểm hiện tại chính quyền chưa công bố đại dịch và tiêu diệt đàn chim như bà con lo lắng. Nhưng dù sao thì bà con cũng cần suy nghĩ nghiêm túc về nhà yến của mình, nhằm để đàn yến phát triển bền vững. Mọi người cần quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh chuồng trại, một vấn đề mà từ trước đến nay, đối với phần đông chúng ta, chắc chắn đang bị xem nhẹ. Chủ đề lần này: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VỆ SINH, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC TRONG NHÀ YẾN ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN CHIM YẾN
ve-sinh-tieu-doc-khu-trung-trong-nha-yen
Sự cần thiết phải vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trong nhà yến để bảo vệ đàn chim yến


Theo các bản tin đăng trên các báo đài thì Cơ quan Thú y Vùng 6 đã có báo cáo là từ ngày 4 - 12.4, cơ quan này đã tiến hành lấy mẫu 17/54 nhà yến tại 3 phường Đạo Long, Tấn Tài và Kinh Dinh. Qua xét nghiệm các mẫu chim yến sống, mẫu tổ chim và mẫu phân chim thì cho kết quả âm tính cúm A/H5N1. Cơ quan Thú y Vùng 6 cũng xác nhận tại 2 nhà yến có chim yến bị chết là nhà yến Thanh Bình và của Ô.N. , sau khi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều dương tính với cúm A/H5N1. Và đã có kết luận là đến nay chưa phát hiện thêm cơ sở nào nuôi yến ở Ninh Thuận bị nhiễm virus H5N1 này.
Theo quy định của công tác phòng chống dịch, đối với cúm H5N1 đã xảy ra có chim bị nhiễm vẫn có thể công bố dịch để có biện pháp xử lý nhà yến có chim bị bệnh, hạn chế mầm bệnh lây sang các nhà yến xung quanh và phát tán ra môi trường. Như vậy, thời gian công bố dịch sẽ tùy theo sự tính toán cân nhắc của các cơ quan chức năng để bảo vệ những đàn chim yến không bị nhiễm bệnh.
Trong vấn đề này, có hai việc cần phải phân định rỏ là có biện pháp xử lý nhà yến có chim bị bệnh và các chủ nhà yến tự tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ để bảo vệ đàn chim yến quí giá phải mất một thời gian dài gầy dựng.
Chim yến đã chết vì H5N1, điều này là sự thật và đã phá bỏ cái hiểu biết chủ quan của chủ nhà yến, của những chuyên gia , những người làm kỹ thuật khẳng định chim yến không bị lây nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 vì chim chỉ bay trong không trung tìm mồi ăn, không tiếp xúc với sinh vật nào.
Chúng tôi đã liên lạc và đặt câu hỏi với một số người cùng làm kỹ thuật ở Malaysia, Indonesia và Thái Lan, họ đã xác nhận là trong hơn 50 năm nghề nuôi yến ở Indonesia, gần 20 năm nghề nuôi yến ở Malaysia và hơn 10 năm nghề nuôi yến ở Thái Lan ... phát triển..., chưa phát hiện có trường hợp nào chim yến chết vì nhiểm H5N1.
Cùng cách xây dựng và trang bị kỹ thuật nhà nuôi chim yến, tại sao chim yến nuôi ở các nước Đông Nam Á trong gần 50 năm không (chưa) bị lây nhiễm dịch cúm gia cầm, còn ở Việt Nam mới phát triển chưa được 10 năm thì đã xảy ra chim chết bị nhiễm H5N1. Thực tế, nhà yến ở Việt Nam có khác với nhà yến ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan là xây dựng không phép, xây nhà dân dụng rồi cải sửa nuôi, công việc vệ sinh tiêu độc khử trùng trong nhà yến không được chủ nhà yến quan tâm.

1/- Chuyện ở xứ người
Từ đầu năm 2013 đến nay, ở Malaysia, các nhà kinh doanh tổ yến liên tục đàm phán với các nhà kinh doanh tiêu thụ tổ yến của Trung Quốc để sớm được xuất khẩu tổ yến của Malaysia trở lại vào thị trường Trung Quốc với một hệ thống hơn 1.000 đại lý chính thức phân phối và mỗi đại lý này sẽ có từ 50-100 điểm bán lẻ.
Các nhà nuôi chim yến ở Malaysia đang mừng và rất mừng vì sắp có thể thoát khỏi nổi đau khi nhìn hàng chục hàng trăm tấn tổ yến không xuất khẩu được mà lý do chính là do chính họ gây ra.
Trong các yêu cầu về chất lượng tổ yến, không thấy đề cập có nhiểm virus cúm gia cầm H5N1, có thể các nhà đàm phán thấy rỏ là nếu có thì virus này cũng sẽ không còn nữa khi tổ yến mang ra khỏi nhà yến, và trong quá trình tồn trử, tinh chế chắc chắn mầm bệnh H5N1 sẽ không còn, nên chỉ có 2 vấn đề lớn đặt ra.
- Không nhận tổ yến của nhà yến dùng tấm cement cho chim yến làm tổ, lý do là các chất phụ gia trong cement sẽ ngấm vào sợi yến khi chim nhả sợi, các phụ gia này được coi như là nguyên nhân có thể gây ra một số bệnh cho người tiêu dùng.
- Hàm lượng NO2 chỉ cho phép có trong tổ yến đã tinh chế là dưới 70 ppm.
Giải quyết các vấn đề này, trong 6 tháng cuối năm 2012, Chính quyền ở nước này đã phải cho thống kê hơn 60.000 nhà yến và cấp giấy chứng nhận cho những nhà yến đạt tiêu chuẩn vệ sinh, qui định các hàm lượng khí độc trong nhà yến ở mức độ cho phép và dùng ván gổ cho chim yến làm tổ.
Ở Malaysia, ngay từ những năm trước năm 2000, chính quyền ở đây đã có những qui định về vệ sinh phòng dịch, tiêu độc khử trùng cho các nhà nuôi chim yến và cũng có kế hoạch di dời những nhà yến ở trong nội thị ra ngoại ô, các vùng thôn quê.
Vệ sinh phòng dịch, tiêu độc khử trùng định kỳ các nhà nuôi chim yến thì các chủ nhà yến ở Malaysia gần như nghiêm túc thực hiện và ngày càng hoàn thiện tốt đẹp, ở đây họ có nhiều công ty ký hợp đồng với các chủ nhà yến đảm nhận định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng, lấy tổ, sửa chữa những hư hỏng trong nhà yến.
Qui định không được dùng phân chim yến tươi tạo mùi cho nhà yến mới để lôi cuốn chim về ở vì trong phân chim yến có rất nhiều vi khuẩn, vi trùng lưu trú có thể mang mầm bệnh lây truyền từ nhà yến này đến nhà yến khác.
Riêng về việc di dời các nhà yến trong nội thị ra ngoại ô thì gần 8 năm Malaysia vẩn không thực hiện di dời hay dẹp bỏ được căn nhà nào trong nội thị. Vấn đề này luôn luôn được hâm nóng, tranh luận giữa hàng trăm chủ nhà yến với các cơ quan chính quyền để thực hiện việc di dời.

2/- Chuyện ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có khoảng 2.500-3.000 nhà yến, trong đó có khoảng hơn 1.000 nhà yến nằm trong nội thị của các tỉnh thành ven biển, nằm xen kẻ chung với nhà dân.
Đây là những nhà yến mà chủ nhà yến xem phân chim yến là liệu thuốc để lôi cuốn chim yến về nhà yến mình, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng đem phân ra khỏi nhà yến tiêu hủy là hiếm có. Phân chim yến bán lại cho những nhà yến mới sẽ là nguồn lây nhiễm mang côn trùng địch hại và trứng của các côn trùng này, các vi khuẩn, vi trùng, virus trong phân của nhà yến cũ qua nhà yến mới.
Nhiều nhà yến trong nội thị TP. Hồ Chí Minh, có nhà có vài ngàn chim yến đang sinh sống, phân chim yến không những không được dọn dẹp mà chủ nhà yến lại cho ngâm nước để tạo mùi nhằm lôi cuốn thêm nhiều con chim yến mới về, làm xấu đi môi trường sống, tác hại xấu với sức khỏe của những người sống chung quanh.
Phân chim yến thải ra với nguồn protein côn trùng chưa kịp tiêu thụ hết, tự phân hủy sẽ sản sinh ra hàng loạt khí độc như CO2, CO, H2S, NH3, SO2, SO, NO2, NO3 ... Các khí độc này bốc lên thấm vào tổ yến, khí NH3 thấm nhiều vào tổ yến thì tổ có màu vàng cam, khí NO2 thấm nhiều thì tổ yến có màu sậm .
Các nhà khoa học đã kiểm tra và phát hiện có những mẫu tổ yến có hàm lượng khí NO2 lên đến 4.000 ppm, may mà không ai ăn sống tổ yến phải qua chế biến, rửa nhiều lần rồi sấy nên hàm lượng các khí độc hòa tan theo nước. Hàm lượng khí NO2 còn lại trong tổ yến, chấp nhận là 70 ppm.

3/- Vệ sinh tiêu độc khử trùng
Chúng tôi không có ý kiến về việc xử lý tiêu độc khử trùng của các nhà yến có chim chết do bị nhiễm H5N1, mà cùng với các chủ nhà yến xây dựng một qui trình vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong nhà yến đang hoạt động để phòng ngừa bệnh lây lan. Đây là chuyện bình thường, nên làm định kỳ 45-60 ngày, ít tốn kém và rất có lợi cho cộng đồng.
- Thu dọn phân chim yến, đem ra khỏi nhà yến chôn lấp hay để tự tiêu hủy cho hoai dùng làm phân bón hửu cơ cho cây trồng.
- Trong thời gian chưa thu dọn phân chim yến và vệ sinh, có thể dùng men vi sinh các chủng có khả năng phân hủy phân chim yến hòa tan trong nước rồi phun lên phân chim yến trong nhà yến.
- Sau khi thu dọn vệ sinh, vẩn có thể dùng men vi sinh phun trong nhà yến để chúng tiếp tục phân hủy các chất bẩn và phân chim yến làm sạch môi trường trong nhà yến.
- Có thể dùng những hóa chất để tiêu độc khử trùng, nên chọn những sản phẫm hửu cơ có mùi tự nhiên thích hợp không xua đuổi chim yến bỏ đi.
- Trường hợp trong vùng có dịch như cúm H5N1 thì cần vệ sinh thu dọn, chôn lấp hết phân chim yến và dùng những hóa chất vô cơ hay hửu cơ để tiêu độc khử trùng.
Các chủ nhà yến có thể dùng men vi sinh BTA hay dung dịch hửu cơ FUNKIL để tiêu độc khử trùng .
* Tiêu độc, khử trùng trong nhà yến : 1 lít FUNKIL pha với 50 lít nước phun lên tường, sàn và không khí trong nhà yến. Định kỳ 30-45 ngày phun một lần.
* Tiêu độc khử trùng ngoài nhà yến:
- 1 lít FUNKIL pha với 200 lít nước phun lên tường bên ngoài nhà yến, khu vực chung quanh nhà yến.
- 1 lít FUNKIL pha với 1.000 lít nước cho vào thùng chứa phun nước làm mát mái nhà yến, chim yến tắm được rất tốt, nên làm liên tục trong 2-5 ngày khi trong vùng có dịch bệnh.
Một điều cần lưu ý là không nên sử dụng các chất tẩy rửa có nguồn gốc Chlor để vệ sinh trong nhà yến vì các chất tẩy rửa này có thể tác dụng với khí Amoniac có từ phân chim yến sẽ cho ra một loại khí độc có thể làm chết hay xua đuổi đàn chim yến bỏ đi.

4/- Diệt trừ côn trùng, địch hại
Gián, kiến, mối, mọt, chuột và các loài chim khác ... đều có khả năng mang mầm bệnh lây truyền từ nhà yến này đến nhà yến khác, vì thế phải tiêu diệt các côn trùng địch hại này.
Trên thị trường có hai loại Soflac và TC 500 có thể dùng để diệt côn trùng được, cả 2 loại đều dùng hoạt chất Cyfluthrin nhưng Soflac chuyên trị côn trùng trong nhà ở bình thường nên có mùi hơi nặng, còn TC 500 đã xử lý không mùi chuyên dùng trong nhà yến.
Pha thuốc với nước, phun lên sàn và tường trong nhà yến ở những vùng mà côn trùng địch hại thường xuất hiện và ẩn náu.

5/- Sự quản lý của Chính quyền
Tổ yến có giá trị lớn là nguồn xuất khẩu thu hồi ngoại tệ.
Sản lượng tổ yến trên thế giới hiện nay gần 4.000 tấn/năm, doanh thu thương mại khoảng 6-7 tỉ đô la Mỹ/năm. Indonesia chiếm 70% sản lượng tổ yến, khoảng 2.300 tấn/năm với khoảng 80 triệu con chim yến trong nhà và đảo thiên nhiên. Malaysia có khoảng 300 tấn/năm với khoảng 10 triệu con chim. Ở Việt Nam, nghề nuôi chim yến mới phát triển, sản lượng tổ yến đảo và tổ yến nuôi chỉ khoảng 10 tấn/năm
Để nghề nuôi chim yến phát triển bền vửng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, nghề nuôi chim yến ở Việt Nam cần được thể chế hóa một cách rỏ ràng minh bạch. Điều này sẽ giúp cho các chủ nhà yến tuân thủ pháp luật làm tốt công việc vệ sinh phòng dịch để bảo vệ đàn chim yến và bảo đảm sức khỏe cho những người chung quanh.

Theo Diễn đàn tổ yễn việt nam.
==============================================================================

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH PHƯƠNG NAM


Chuyên: Khảo sát - Thiết kế - Thi công nhà yến - Cung cấp sỉ và lẻ các loại yến sào nguyên chất.

 71/12 Nguyễn Thị Kiêu , Kp2, P. Tân Thới An, Q.12, Tp.HCM
  0907 030 111 - 0969 115 511 - 0944 499 050 
 tungvm@kythuatnuoiyen.com.vn   www.kythuatnuoiyen.com.vn
Ngày đăng: 04/07/2019 09:57:15
TƯ VẤN KỸ THUẬT NUÔI YẾN
«   12  »